Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

BÁNH IN - ĐẶC SẢN SÓC TRĂNG

BÁNH IN - SÓC TRĂNG

BÁNH IN - ĐẶC SẢN SÓC TRĂNG

     Sóc Trăng là nơi nổi tiếng với nhiều loại bánh ngon như: bánh Pía, bánh Cóng, bánh Phồng tôm,..... Ngoài ra, còn có một loại bánh cũng nổi tiếng không kém. Đó là bánh in. Bánh in có hình tròn màu trắng, bánh được dùng nhiều nhất  vào dịp rằm tháng 8 và Lễ hội Ooc – Om – Boc hàng năm tại Sóc Trăng, để cúng tạ ơn Mặt Trăng đã ban cho con người sức mạnh, mùa màng tươi tốt.
     Bánh được làm từ nguyên liệu chính:gạo nếp, đường cát,nước cốt dừa.Trước hết,gạo nếp phải phơi qua nắng rồi mới đem rang để lửa riuriuđến khi độ chín thích hợp, công đoạn này rất quan trọngquyết định chất lượng của bánh. Khi chọn nếp phải chọn nếp mới để có được hạt nếp trắng không bị vàng, mới cho được chiếc bánh trắng đẹp và hương vị thơm lừng. Sau khi rang xong, đem nếp đi xay nhuyễn rồi trộn đều với đường cát trắng và nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn tạo thành hỗn hợp hòa tan. Tiếp theo, cho hỗn hợp đã trộn đều vào khuôn làm bánh, nén chặt lạicho đều tay thì mới có chiếc bánh đẹp theo ý muốn, sau đó lật ngược chiếc khuôn, gõ nhẹ sẽ ra chiếc bánh in trắng phau, thật đẹp mắt.Mùi thơm của nếp mới, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt của đường, khi thưởng thức cùng với ly trà nóng thì còn gì bằng.
      Ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với công nghệ tiên tiến đã cho ra nhiều loại bánh in mẫu mã đa dạng với nhiều chủng loại hấp dẫn như: bánh có nhiều loại nhân, bánh có màu vàng hay trắng. Người tiêu dùng có thể chọn lựa tùy theo khẩu vị của mình. Hiện nay bánh in được bán quanh năm tại các lò bánh Pía trong tỉnh Sóc Trăng./.
Thủy Truyền

BÁNH PÍA ĐẶC SẢN VŨNG THƠM - NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA SÓC TRĂNG

BÁNH PÍA ĐẶC SẢN VŨNG THƠM - NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA SÓC TRĂNG


Banh pia
Bánh Pía - Làng nghề làm truyền thống ở Sóc Trăng

Bánh Pía có ở khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhưng không đâu bằng bánh pía được làm tại Vũng Thơm – Sóc Trăng. 

Bánh Pía có nguồn gốc từ người Triều Châu (có nơi gọi là người Tiều), chữ “Pía” (có thể do người Nam Bộ khi phát âm đọc trại ra từ “bía”) là âm tiết trong tiếng Tiều có nghĩa “bánh nướng”, và có tên tiếng Anh là “Theochew pastry”. Pía là âm đọc của người Triều Châu của từ (bính), Pía tiếng Hoa cũng có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh Pía còn được gọi là bánh lột da.
NGUỒN GỐC BÁNH PÍA Bánh Pía là một loại bánh do một số người Minh Hương – di cư sang Việt Nam từ thế kỷ XVI mang theo để làm lương thực đi đường. Trước đây việc sản xuất bánh Pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Đến đầu thế kỷ XIX, người đầu tiên làm bánh Pía để kinh doanh và truyền nghề cho con cháu sau này là ông Đặng Thuận sinh sống ở làng Vũng Thơm (nay là xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Sau này những người Hoa lưu lạc về định cư sống tại vùng miền Tây Nam Bộ đã có bổ sung thêm hương vị sầu riêng vào trong nhân bánh. Cái vỏ bánh có cấu trúc nhiều lớp da mỏng xếp chồng lên nhau và có thể lột dễ dàng ra từng lớp vì vậy nó lại mang một cái tên dị bản “bánh lột da”. 

Riêng ở tỉnh Bến Tre thì lại mang một cái tên hoàn toàn khác: “bánh Bao chỉ”. Có người cho rằng bánh Pía là một trong những bí mật quân lương của nhóm người phản Thanh phục Minh bất thành. Thời đó họ ăn bánh Pía, uống rượu thuốc để lấy sức chiến đấu rồi bôn tẩu sang tới xứ Biên Hòa. Nhân bánh Pía thời đó được làm bằng thịt vịt quay, chao cùng với mỡ heo hoặc mỡ cừu, vỏ làm bằng bột mì hoặc hạt kê, nướng lửa than. 
Trên một trang web làm bánh Pía còn có lời giới thiệu nguồn gốc cội rễ của loại bánh này rất chi tiết như sau: “Bánh Pía của người Triều Châu vào miền Tây Nam Bộ gắn liền với sự kiện lịch sử Nhà Thanh lật đổ Nhà Minh, một số quan lại trung thành với Nhà Minh cố thủ đảo Đài Loan do Trịnh Thành Công chỉ huy. Trịnh Thành Công được sự ủng hộ của nhân dân vùng Đông Nam Trung Quốc. Đến năm 1679, khi thấy cuộc “phản Thanh phục Minh” không còn triển vọng, Tổng binh Long Môn là Dương Ngạn Định cùng Phó tướng Hoàng Tiến và Tổng binh Cao Lôi Liêm, Trần Thượng Xuyên cùng Phó tướng Trần An Bình đem 3000 binh sĩ dưới quyền cùng 50 chiến thuyền sang Đàng Trong thuộc quyền của Chúa Nguyễn xin tỵ nạn. 

Chúa Nguyễn thương tình cho nhóm Trần Trượng Xuyên cư ngụ ở Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Định đến khai phá vùng Mỹ Tho. Đến năm 1683, cuộc “phản Thanh phục Minh” hoàn toàn tan rã. Có thêm nhiều đợt người Triều Châu xin Chúa Nguyễn vào tỵ nạn ở Đàng Trong, những nhóm người này được đưa đến khai phá vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng. Và lúc này nghề làm bánh Pía xuất hiện, được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay, nổi tiếng nhất là bánh Pía ở vùng Vũng Thơm (Sóc Trăng).